Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2
Tháng 01 : 186
Năm 2025 : 186
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

8 điều khác biệt lớn của môn Tin học trong chương trình mới

Trong khi chúng ta tiếp tục chờ đợi Dự thảo chương trình các môn học, ông Bùi Việt Hà tranh thủ chia sẻ về môn học này trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

 

Ông Bùi Việt Hà - Sáng lập School@net, tác giả nhiều cuốn sách Tin họcÔng Bùi Việt Hà - Sáng lập School@net, tác giả nhiều cuốn sách Tin học

 

Tôi viết một bài ngắn liệt kê những điểm khác biệt, thay đổi lớn của chương trình môn Tin học trong chương trình mới so với chương trình hiện nay. Tôi tạm ký hiệu môn Tin học hiện nay là Tin học cũ (hiện nay), còn môn Tin học trong chương trình mới sẽ gọi là Tin học mới.

1. Môn Tin học mới sẽ là môn học bắt buộc, chính thức, học suốt từ lớp 3 đến 12 và sẽ là môn có thi tuyển sinh Đại học như các môn khác.

2. Thời lượng dành cho cấp Tiểu học, THCS là 1 tiết/tuần (hiện hành 2 tiết /tuần) và với cấp THPT là 2 tiết / tuần (giống hiện nay). 

3. Chương trình môn Tin học được chia làm 2 giai đoạn: Cơ bản từ lớp 3 đến 9 và phân hóa từ 10-12. Từ 10-12 sẽ phân hóa thành 2 hướng: Tin học ứng dụng (ICT) và Khoa học máy tính (CS). Học sinh được quyền chọn các hướng phân hóa này, mỗi hướng đều học 2 tiết /tuần. Ngoài ra còn có 35 tiết chuyên đề mở rộng lựa chọn cho mỗi lớp. Các chuyên đề này cũng có 2 hướng: ICT và CS.

4. Chương trình môn Tin học mới sẽ hoàn toàn mở, 1 ví dụ phần kiến thức học lập trình, các nhà trường và giáo viên có thể tùy ý chọn ngôn ngữ dạy. 

5. Một điểm rất khác biệt nữa là chương trình môn Tin học sẽ định hướng trên 3 mạch chính: CS- khoa học máy tính; IT: ứng dụng CNTT và DL: kỹ năng số hóa phổ dụng. Đây là điểm khác biệt nhất và cũng tương đối khó hiểu nhất đối với giáo viên. Với các định hướng mới này, môn Tin học sẽ lần đầu tiên mang 1 logic, nội dung liên kết chặt chẽ, nó sẽ biến Tin học thành 1 môn khoa học công nghệ tương tự như các môn học khác. 

6. Một hệ quả đơn giản từ điều 5 là từ nay giáo viên Tin học sẽ không còn được coi là "thợ máy tính" trong nhà trường nữa. Từ nay ví dụ, giáo viên Toán phải dạy học sinh dùng máy tính làm toán, giáo viên Lý phải dạy học sinh dùng máy tính học Lý, .... Không có chuyện, ví dụ, giáo viên Toán yêu cầu giáo viên Tin dạy phần mềm Geogebra cho học sinh làm toán để phục vụ cho giáo viên Toán nữa. Từ nay giáo viên môn nào phải tự mình nghiên cứu công nghệ, Tin học để dạy học sinh của mình dùng máy tính hỗ trợ học môn đó. Giáo viên Tin chỉ trang bị một ít kiến thức tối thiểu nằm trong hướng DL như các kỹ năng tối thiểu về máy tính mà học sinh cần có như gõ bàn phím, soạn thảo cơ bản, trình diễn và bảng tính. Trong chương trình Tin học cũ có quá nhiều thời gian để dành cho việc học sinh học các phần mềm để học toán, vẽ, nhạc, ... trong chương trình mới sẽ không như vậy nữa. 

7. Trong 3 mạch cơ bản là DL, IT và CS thì CS sẽ đóng vai trò trung tâm. Đây cũng là điểm khó hiểu với nhiều giáo viên. CS không đồng nhất với lập trình. CS ở đây được hiểu đơn giản là các kiến thức lõi của khoa học máy tính nhưng được diễn giải đơn giản dành cho học sinh. Đó là các kiến thức, ví dụ như, biểu diễn số trong máy tính, tính toán với số, xử lý số, phân loại dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu trong máy tính, khái niệm tư duy máy tính, các kỹ năng, thuật toán, năng lực để dùng máy tính giải quyết các bài toán cụ thể do con người đặt ra. 

8. Như vậy có thể nói ngay rằng với chương trình môn Tin học mới, vị trí giáo viên Tin học sẽ thay đổi hoàn toàn, sẽ có vị trí ngang bằng với các giáo viên khác. Giáo viên Tin sẽ không bị "coi thường" như hiện nay. Giáo viên Tin học sẽ không còn là "chân lon ton", "sửa máy tính" như hiện nay. 
Tạm thời như vậy.


Nguồn:sưu tầm Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip